3 Yếu Điểm của Lãnh Đạo

0
1143

“Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng, công trình Ngài xiết bao kỳ diệu! Hồn con đây biết rõ mười mươi.” Thánh Vịnh 139:14

Lời Chúa truyền dạy một cách rõ ràng rằng tất cả chúng ta là “công trình kỳ diệu” được tạo tác theo hình ảnh của Ngài. Lời Chúa cũng chỉ rõ rằng mỗi người chúng ta được trao ban những kỹ năng và món quá riêng biệt để giúp chúng ta thực hiện lời mời gọi và nâng đỡ lẫn nhau.

Sự khác biệt giúp chúng ta đi xa hơn – có những anh em là những người hướng nội thầm lặng, những người hiếm khi lên tiếng, và những anh em khác là những người hướng ngoại có tính tương tác cao đều là món quà thực sự của Chúa!

Chúng ta có thể xem nhẹ về sự khác biệt trong tính cách của chúng ta, nhưng khi thừa nhận điểm yếu về những kỹ năng, đặc biệt là trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, đó có thể là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Tuy nhiên, dù chúng ta có thừa nhận các điểm yếu đó hay không, tất cả chúng ta đều có những điểm yếu có khả năng ảnh hưởng đến không chỉ hiệu quả công việc cá nhân mà còn đến hiệu quả công việc của tập thể và tổ chức.  Vì vậy, chúng ta càng sớm nhận ra các điểm yếu đó và lập kế hoạch dự phòng để giảm thiểu các điểm yếu đó thì càng tốt.

Một bài báo gần đây được đăng trên Business News Daily đã liệt kê 6 điểm yếu của sự lãnh đạo và những cách mà chúng ảnh hưởng xấu đến cá nhân nhà lãnh đạo và những người xung quanh. Bài báo thừa nhận rằng ngay cả những nhà lãnh đạo giỏi nhất cũng có thể bị cản trở bởi những điểm yếu của họ, nhưng tin tốt là có những việc nếu chúng ta bắt đầu làm từ bây giờ sẽ giúp chúng ta khắc phục được những yếu điểm đó.

1 Cô-rin-tô 12:4-6 khích lệ chúng ta bằng những lời sau: “Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người”

Hãy nhìn vào những điểm mạnh và điểm yếu riêng của chúng ta thông qua viễn cảnh của Cô-rinh-tô 1, hãy tập trung vào ba điểm yếu thường gặp nhất của sự lãnh đạo và những chiến lược để vượt qua chúng.

1.   Thiếu tin tưởng

“Hãy ký thác đường đời cho CHÚA, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay.” Thánh Vịnh 37:5

Niềm tin là một khái niệm lớn và thường được sử dụng trong bối cảnh rất rộng. Trong thực tế, niềm tin rất hay thay đổi. Minh họa đơn giản như vầy: Tôi yêu chồng tôi, và tôi tin tưởng anh ấy trong hầu hết mọi việc. Tuy nhiên, tôi không bao giờ tin tưởng nếu như anh ấy thực hiện phẫu thuật cho tôi – trong khi anh ấy là một nhân viên ngân hàng, không phải là phẫu thuật viên!

Thời nay, đối với một công nhân đòi hỏi phải đạt được sự tín nhiệm tuyệt đối từ ông chủ của họ thì thực sự không công bằng, và thậm chỉ nó có thể nguy hiểm. Nhưng những gì chúng ta thường trải nghiệm như là một nhà lãnh đạo chính là vào một thời khắc khó khăn chúng ta xây dựng được sự tín nhiệm trong bất kỳ tình huống nào hoặc trong một nhiệm vụ cụ thể nào đó, khi nhân viên hoàn toàn có khả năng và xứng đáng với điều đó.

Thiếu niềm tin được thể hiện thông qua:

•              Quản lý coi trọng tiểu tiết

•              Cách tiếp cận từ trên xuống (top-down)

•              Thiếu minh bạch hoặc công khai có tính toán

•              Tồn đọng thông tin

•              Che giấu thông tin hoặc dữ liệu

•              Bảo vệ các mối quan hệ

•              Thiếu sự mạo hiểm

•              Thiếu sự sáng tạo và tính tự phát

Bạn sẽ làm gì khi niềm tin vào những người bạn đang lãnh đạo lại chính là điểm yếu của bạn?

•              Thay vì tập trung vào tất cả mọi thứ, hãy lên lịch kiểm tra các cuộc gọi hoặc những cuộc họp định kỳ và sau đó cho phép nhân viên của bạn làm việc và tìm giải pháp một cách sáng tạo.

•              Trao quyền và ủy quyền mối quan hệ chính cho nhân viên và cho phép họ phát triển mối quan hệ đó dựa trên các mục tiêu đã thỏa thuận.

•              Chia sẻ thông tin phù hợp mà bạn biết sẽ giúp nhân viên của bạn thành công trong một nhiệm vụ đã giao.

2.   Nhu Cầu được Yêu Mến

“Vậy, giờ đây tôi tìm cách lấy lòng người đời, hay lấy lòng Thiên Chúa? Phải chăng tôi tìm cách làm đẹp lòng người đời? Nếu tôi còn muốn làm đẹp lòng người đời, thì tôi không phải là tôi tớ của Đức Ki-tô.” Thư Ga-lát 1:10

Nhu cầu được chấp nhận và đồng thuận không phải chỉ là điểm yếu của nhà lãnh đạo – mà nó thực sự là một điểm yếu rất con người. Đã rất nhiều lần tất cả chúng ta đều lựa chọn đi theo đám đông thay vì lựa chọn điều đúng đắn.

Tuy nhiên, khi nhu cầu được yêu mến, được chấp nhận và được khẳng định là một điểm yếu của nhà lãnh đạo, thì việc đưa ra các quyết định mang tính cảm xúc sẽ sớm trở thành quy tắc hơn là ngoại lệ. Chu kỳ này dẫn đến sự hỗn loạn, chỉ dẫn thay đổi liên tục, từ bỏ các mục tiêu quá sớm và tạo nên những xung đột trong các mối quan hệ.

Nhu cầu được yêu mến thể hiện thông qua:

•              Thực hiện những quyết định dựa theo đám đông thay vì sự đúng đắn

•              Tìm kiếm sự chấp thuận hay khẳng định thường xuyên

•              Được bao quanh bởi những người luôn trả lời là “Có”

•              Thiếu quyết đoán

•              Tê liệt phân tích (Theo tâm lý học, tê liệt phân tích cho phép chúng ta lảng tránh một tình huống khó khăn trong cảm xúc nhưng lại có cảm giác là ta đang đạt được một điều gì đó bằng cách phân tích nó. Trí óc dẫn ta vào một ảo giác về sự tiến triển và công sức mà thực tế bạn không hề có bất kỳ tiến triển hay công sức nào.)

•              Quyết định dựa trên cảm xúc

•              Né tránh xung đột

Bạn sẽ làm gì nếu nhu cầu được yêu mến lại chính là điểm yếu của chính bạn?

•              Trước khi thực hiện quyết định, luôn yêu cầu những dữ liệu quan trọng để tạo sự cân bằng trong quyết định.

•              Tìm kiếm một người chân thật đáng tin cậy và tư vấn sự khôn ngoan của anh ấy hoặc cô ấy trước khi đưa ra quyết định.

•              Cam kết không đưa ra quyết định nhanh chóng ngay lập tức, hãy luôn cho phép bản thân cầu nguyện và suy ngẫm trong ít nhất 24 giờ

3.   Sự trì trệ hay thiếu khả năng thích ứng

“Chúng ta có những đặc sủng khác nhau, tuỳ theo ân sủng Thiên Chúa ban cho mỗi người. Được ơn làm ngôn sứ, thì phải nói sao cho phù hợp với đức tin.” Roman 12:6

Sớm hay muộn, tất cả chúng ta đều trải qua sự trì trệ ở mức độ nào đó – khi mà sự thoải mái đến một cách đơn giản dễ dàng hơn và thiếu đi những cao trào cảm xúc. Khi chúng ta thiết lập mọi thứ theo cách riêng và thực hiện công việc chỉ bởi vì “chúng ta luôn hoàn thành chúng theo cách đó” sẽ dần dần khiến cho hiệu quả công việc giảm xuống.

Một số người trong chúng ta có thể là những hình ảnh của thói quen, và trong trường hợp đó chúng ta có thể có xu hướng xem sự thay đổi là mối đe dọa hoặc là thứ gây nguy hiểm cho quá trình quen thuộc mà chúng ta đã nỗ lực xây dựng.

Một số người trong chúng ta thậm chí có thể coi thay đổi và đổi mới là mối đe dọa đối với vị trí lãnh đạo của mình và khi việc bảo vệ vị trí và quyền lực trở nên quan trọng hơn hiệu quả của tổ chức, chúng ta sẽ chọn sự trì trệ và giữ tình trạng như hiện tại thay vì đối mặt với rủi ro và lựa chọn sáng tạo.

Thiếu khả năng thích ứng được thể hiện thông qua:

•              Hiếm khi tìm kiếm sự phản hồi

•              Yêu cầu phản hồi mà không có ý định hành động dựa trên các phản hồi đó

•              Né tránh sự mạo hiểm

•              Tinh thần hoặc thái độ phê phán đối với những ý tưởng mới

•              Thiếu sự đổi mới/ sáng tạo

•              Sợ hãi sự đổi mới

 Bạn sẽ làm gì nếu sự trì trệ là điểm yếu của bạn?

•              Ưu tiên sự đổi mới trong khả năng cho phép và cam kết theo đuổi đến cùng.

•              Thu thập các phản hồi một cách thường xuyên và hành động dựa trên những phản hồi đó

•              Tìm kiếm những cá nhân có tính sáng tạo trong đội ngũ của bạn và trao quyền cho họ bằng cách để họ có khả năng ra quyết định.

•              Nếu bạn sợ thất bại, hãy tạo một môi trường để thử nghiệm những ý tưởng mới với rủi ro thấp hoặc chi phí phù hợp (bắn những viên đạn thường xuyên thay vì những quả đại bác không thường xuyên)

•              Theo dõi kết quả và thu thập dữ liệu về những việc đạt được và những việc chưa đạt được

Đối với Lãnh Đạo Như Giê-su, chúng tôi luôn cho rằng bất kì một sự thất bại hay yếu điểm nào của nhà lãnh đạo đều có thể khiến bạn trở nên tự kiêu và sợ hãi

Khi tự kiêu trở thành phương thức lãnh đạo, chúng ta luôn có những suy nghĩ “nhiều hơn” cho chính bản thân chúng ta, và khi nỗi sợ hãi trở thành phương thức, chúng ta sẽ luôn thể hiện “ít hơn” so với những suy nghĩ của chúng ta.

Khi bạn suy ngẫm về những yếu điểm thường gặp của nhà lãnh đạo, có thể bạn sẽ xác định được những yếu điểm của bạn là một trong số đó? Nếu có, hãy cầu nguyện và xin Chúa chỉ dẫn tìm kiếm những nguyên căn chính cho những điểm yếu của bạn – tự kiêu hay lo sợ. Khi chúng ta hiểu nguyên nhân TẠI SAO đằng sau yếu điểm của mình và khiêm tốn cam kết giải quyết với nguyên nhân sâu xa đó thì chúng ta sẽ có thể vượt qua yếu điểm đó nhờ ân sủng của Chúa.

(Nguồn: https://www.leadlikejesus.com/blog/3-common-leadership-weaknesses)

Anna Quynh dịch