Lắng Nghe Tiếng Nói

0
644

“Bây giờ trong phần này, theo yêu cầu của nhac sĩ, tôi muốn tạo sự đồng thanh. Tôi không muốn nghe thấy bất kỳ giọng hát riêng lẽ nào. Nó sẽ giống như giọng hát của tất cả các bạn được hòa trộn với nhau và phát ra từ cùng một người.”

Tôi rất thích khi ca đoàn làm theo hướng dẫn của tôi. Ngay cả những giọng hát trội nhất cũng nén âm lượng và độ ngân rung của họ lại để làm thành một âm thành duy nhất hoàn hảo.

Có khi trong âm nhạc không yêu cầu sự đồng thanh. Đó là khi dàn hợp xướng chia thành hai, ba, bốn và thậm chí là tám hòa âm. Mỗi hòa âm đều có cung riêng. Bây giờ, nếu có ai đó hát nhầm trang hoặc, tệ hơn nữa, hát sai cung, sẽ gây sự loạn âm. Nhưng khi dàn hòa âm hoạt động, mỗi người hát đúng nốt, kết quả thật tuyệt vời.

Sự hòa hợp này nhắc nhở tôi về thân thể của Đức Kitô, một thân thể nhưng nhiều chi thể. Lý tưởng là khi mọi phần chi thể hợp tác với nhau cho cùng một mục tiêu chung. Ở trên “cùng trang” là thiết yếu cho sự thành công của bất cứ dự án hay mục tiêu nào. Có cùng một sứ mệnh và các giá trị sẽ gắn kết một cộng đoàn, một công ty, một tổ chức hay một gia đình lại với nhau. Đó là khi sự hòa hợp trở thành sự đồng thanh, một nổ lực phối hợp để trở nên hợp nhất.

Mặt khác, tiếng nói đồng nhất không phải luôn nói lên sự thật. Nó có thể trở nên quá lớn đến nỗi che khuất sự thật. Chẳng hạn, người Ê-phê-sô hò hét suốt hai tiếng đồng hồ kêu cầu quyền năng của thần linh  (Cv 19: 34). Chúa Giêsu đã trở thành nạn nhân cho sự đồng thanh đòi giết Ngài (Lu-ca 23: 17-18). Thánh Phao-lô Tông đồ gần mất mạng vì tiếng reo hò đoàn kết của một đám đông (Cv 22: 22).

Nhưng sẽ thế nào nếu thiếu sự hòa hợp, đồng thuận hay nhất trí với những điều thiết yếu trong đời sống của một công ty, một tổ chức hay một gia đình? Chúng ta có thể bất đồng, nhưng khi sự bất đồng ấy mất kiểm soát thì không chỉ là thiếu sự hòa hợp. Khi nhạc cụ và tiếng hát không ăn khớp với nhau thì trở thành một mớ âm thanh hỗn độn. Khi người ta bất hòa, cãi vã, thù hằn, lúc đó bầu không khí xung đột và chia rẽ xuất hiện. Đó là một sự sụp đổ hoàn toàn.

Thiên Chúa chống lại những sự chia rẽ như vậy, chống lại những người luôn “gieo sự bất hòa” (Châm Ngôn 6: 14, 19). Thánh Phao-lô Tông Đồ đặc biệt quan tâm đến những sự chia rẽ này trong một số cộng đoàn mà Ngài đã viết cho họ những lá thư riêng (2 Cô-rin-tô 12: 20; Ga-lát 5: 20).

Khi chúng ta cố tạo ra một tiếng nói thống nhất, thì có thể có một mặt trái. Là những người lãnh đạo, chúng ta có đang cố gắng tạo ra một thỏa thuận tạm thời? Chúng ta có đang tìm kiếm những tiếng nói tâng bốc và lòng trung thành từ những người không dám vượt qua chúng ta không? Những người sợ nói lên sự đối lập? Những tiếng nói thống nhất đó có thực sự là câu trả lời mà chúng ta đang tìm kiếm để trở nên hòa hợp như một?

Có lẽ chúng ta nên thay vì hỏi loại tiếng nói nào đang thể hiện. Chúng ta có để cho một tiếng nói mà dám nói lên dù cho bất cứ hậu quả nào không? Chúng ta có quá bận cố gắng tạo bầu không khí đồng thanh mà chúng ta bỏ lỡ về vẻ đẹp của sự hòa hợp mà các cá nhân có thể đóng góp không?

Hoặc có lẽ chúng ta nên hỏi tiếng nói nào chúng ta đang nghe theo. Tiếng nói nào đang dẫn dắt các quyết định của chúng ta?

Chúng ta có vô số tiếng nói để chọn lựa trong thế giới này. Một số người hét ra những tiếng nói của lý lẽ. Một số lại có những giọng nói hấp dẫn, êm dịu khiến chúng ta ngã vào những con đường sai lầm. Nhưng nếu chúng ta đồng điệu với Chúa Giêsu, nếu chúng ta ở trên trang của Ngài, thì chúng ta sẽ vượt qua tiếng ồn ào để nghe rõ những tiếng nói của sự thật.

Nếu chúng ta đồng điệu với Chúa Giê-su, chúng ta sẽ bỏ qua tiếng ồn ào để nghe những tiếng nói của Ngài.

Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi: Tiếng nói của ai nên nổi bật lên trên mọi tiếng nói khác? Tại sao đó hiển nhiên là của Mục Tử Nhân Lành. Bởi Ngài nói với chúng ta rằng tiếng nói của Ngài là tiếng nói để nghe theo, là tiếng nói mà chúng ta có thể tin cậy (Gioan 10: 14-16).

Tiếng nói đó khuyến khích chúng ta làm việc cùng nhau, sống hòa hợp với nhau (Rô Ma 12: 16) và “lo lắng cho nhau” (1 Cô-Rin-Tô 12: 25). Đó là tiếng nói của tình yêu! Và khi chúng ta dẫn dắt bằng tình yêu, thì tình yêu đó sẽ “gắn bó mọi điều với nhau trong sự hòa hợp trọn vẹn” (Cô-Lô-Xê 3: 14).

Trên tất cả, Tiếng nói đó sẽ cho chúng ta những lời và hành động đúng để xây dựng cách lãnh đạo tôn vinh Ngài. Lời nói và hành động lãnh đạo giống như Ngài!

Nguồn: https://www.leadlikejesus.com/blog/hearing-voices 

Người dịch: Trần Hệ