THIẾT LẬP MỘT KHỞI ĐẦU MỚI

0
745

Thật là một buổi sáng Phục sinh tốt lành! Bình minh lên mang theo bao hứa hẹn về một ngày mới. Chúng ta cùng nhau chia sẻ đức tin và cất cao tiếng ca trong bài hát. Chúng ta tin rằng những điều tốt đẹp hơn vẫn chưa đến. Mặc dù mọi người ai cũng thường thiếu sót, nhưng chúng ta luôn tìm cách để thiết lập lại hành vi, suy nghĩ và hành động của mình để phù hợp với mẫu gương và sự lãnh đạo của Chúa Giê-su. Chúng ta kỷ niệm sự phục sinh. Niềm vui của chúng ta đầy sâu sắc, có lẽ tràn ngập, đến nỗi chúng ta có thể dễ dàng quên rằng Lễ Phục sinh cũng là thời điểm cho những khởi đầu mới.

Tất cả chúng ta đều tiến đến những thời điểm trong cuộc đời khi chúng ta cần một khởi đầu mới. Chúng ta cần phải thiết lập lại vì mọi thứ không diễn ra theo cách mà chúng ta đã lập kế hoạch. Hôn nhân hoặc mối quan hệ gặp trục trặc, công việc không còn vui vẻ nữa, tài chính căng thẳng hoặc sức khỏe bị suy giảm. Chúng ta không có kế hoạch cho những trường hợp này, nhưng dù sao, mọi việc vẫn luôn ở đây. Chúng ta cầu nguyện để được cứu rỗi, nhưng có vẻ như những lời cầu nguyện của chúng ta đã không được đáp lại. Sẽ rất dễ nản lòng, nhưng ca sĩ TobyMac (2015) đã nhắc chúng ta rằng “mọi chuyện vẫn chưa kết thúc”.

Một khởi đầu mới luôn không bao giờ dễ dàng; cũng không dễ dàng để thay đổi. Đôi khi chúng ta không nhìn thấy khả năng có một khởi đầu mới bởi vì chúng ta phải chiến đấu với mong muốn phải từ bỏ quyền kiểm soát. Không phải là chúng ta không muốn thay đổi. Mà bởi vì chúng ta không thể nhìn thấy được bức tranh toàn cục. Thành thật mà nói, rất khó để thay đổi khi chúng ta không thể nhìn thấy một cách toàn cảnh cục diện. Chúng ta muốn biết kết quả trước khi chúng ta bắt đầu. Bạn không biết là có những người luôn muốn biết trước được bộ phim sẽ kết thúc như thế nào trước khi họ xem nó hoặc đọc phần kết của cuốn sách trước tiên không? Linh mục Billy Graham đã dạy chúng ta “rằng Chúa nhìn thấy toàn bộ bức tranh, trong khi chúng ta chỉ nhìn thấy một phần nhỏ. Thiên Chúa biết những gì Ngài đang làm, và Ngài có thể được cậy trông để làm điều đúng theo kế hoạch hoàn hảo của Ngài ”.

Chúa biết rằng phục sinh không phải là để kết thúc, mà đó là một sự khởi đầu mới của chúng ta. Sự phục sinh không chỉ dành riêng cho Chúa Giê-su, trên thực tế, Kinh Thánh có chứa 10 ví dụ về sự phục sinh (M. Fairchild, 2020). Sự khác biệt là Chúa Giê-su đã tạo điều kiện để cho tất cả chúng ta đều có “một khởi đầu mới”. Nhưng chúng ta không thể chỉ yêu cầu một khởi đầu mới; chúng ta cần phải thực hiện những công việc, học tập và làm những việc khác nhau. Chúng ta gọi đây là “sự phát triển”.

Sự phát triển của chúng ta bắt đầu với ít nhất hai nhận thức. Đầu tiên là sự thay đổi sẽ không xảy ra nếu chúng ta tiếp tục làm những điều tương tự như chúng ta đã từng làm. Sử dụng cùng một chiến thuật, kỹ thuật và hành vi giống như cũ thường sẽ mang lại kết quả tương tự như vậy. Điều thứ hai, và quan trọng hơn, chính là nhận ra rằng kế hoạch của chúng ta không nhất thiết phải là kế hoạch mà Chúa dành cho chúng ta. Không phải lúc nào chúng ta cũng hiểu được, nhưng các kế hoạch của Ngài luôn vì lợi ích của chúng ta (Giê-rê-mi 29:11, TLB). Martin Luther King, Jr. đã cho biết:

“Hãy bước bước đi đầu tiên trong đức tin. Bạn không nhất thiết phải nhìn thấy toàn bộ cầu thang, chỉ cần thực hiện bước đi đầu tiên.”

Một sự khởi đầu mới bắt đầu bằng việc trông cậy vào Chúa. Điều đó đòi hỏi đức tin và yêu cầu chúng ta phải thực hiện bước đầu tiên. Bạn đã bao giờ nghe ai đó nói điều gì đó như “Tôi đã phó thác điều đó cho Chúa”? Thường thì không dễ dàng như vậy, chúng ta không thể thoái thác trách nhiệm của mình. Thiên Chúa yêu cầu chúng ta phải hành động. Nếu bạn muốn bỏ thuốc lá, bạn phải đặt điếu thuốc xuống trước khi Chúa ban sức mạnh để ngăn cản bạn cầm nó lên một lần nữa. Chúng ta phải xử lý những điều chúng ta có thể làm, còn Ngài sẽ xử lý những điều chúng ta không thể.

Sự thay đổi không hề xảy ra một cách ngẫu nhiên; đó là một hành động có chủ đích. Thay đổi đòi hỏi một kết cấu giúp xây dựng và nâng cao mối quan hệ của chúng ta với Chúa và những người khác, bằng cách cho người khác thấy rằng chúng ta tin tưởng vào họ. Max Lucado trong cuốn sách có tựa đề là “Begin again: Your Hope and Renewal Start Today (2020)” (tạm dịch là Bắt đầu lại: Niềm hy vọng và sự đổi mới của bạn bắt đầu từ hôm nay (2020)), đã trình bày một nền tảng/ cấu trúc để có một khởi đầu mới trong mối tương quan của chúng ta với Chúa hoặc bất kỳ người nào khác về vấn đề này. Một sự khởi đầu mới yêu cầu chúng ta phải:

  1. Hiện Diện Đúng. Bạn đã bao giờ đến một nơi nào đó mà bạn thực sự không muốn đến chưa? Rất có thể bạn không thích thú với chính mình; rất có thể những người khác cũng không thích bạn ở đó. Xuất hiện không chỉ là hiện diện về mặt thể chất; đó là về việc tích cực tham gia và thực hiện công việc. Chúng ta thể hiện bằng cách học Kinh Thánh, đến nhà thờ để ca ngợi và thờ phượng, phục vụ người khác và tất nhiên là cầu nguyện. Khi chúng ta thực hiện những điều này một cách nhất quán, như Chúa Giê-su đã nói, chúng ta có thể “bắt đầu yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó.” (Mác-cô 12: 30-31, MSG).”
  2. Lắng Nghe Tốt. Lắng nghe nhiều hơn là chỉ nghe. Sự lắng nghe tích cực liên quan đến việc truyền đạt sự quan tâm và chăm sóc của chúng ta đối với người khác và những gì họ phải nói. Lắng nghe tích cực là một kỹ năng giao tiếp đòi hỏi sự luyện tập; may mắn thay, các khóa học, sách và bài báo đều có sẵn trực tuyến (được cung cấp trong thử thách bên dưới).
  3. Nói Lời Hay. Hãy lựa chọn lời nói của bạn một cách khôn ngoan; chúng có thể chữa lành hoặc tổn thương người khác. Ê-phê-sô 4:29 (NCV) nói với chúng ta: “Anh em đừng bao giờ thốt ra những lời độc địa, nhưng nếu cần, hãy nói những lời tốt đẹp, để xây dựng và làm ích cho người nghe. “

HIỆN DIỆN ĐÚNG – LẮNG NGHE TỐT – NÓI LỜI HAY

Thử thách: Hãy nhớ rằng một khởi đầu mới yêu cầu phải Hành Động. Hãy đọc Active Listening: Why It Matters and 8 Tips for Success, sau đó hãy đọc Mô-sê và Bụi Gai Cháy (Mười Điều Răn, 1956); những video clips có sẵn trên Youtube. Bạn có thể xác định được những bước nào trong cảnh phim đó? Hãy gọi cho tôi và nói cho tôi biết đó là những bước nào nhé.

Nguồn: https://www.leadlikejesus.com/blog/working-fresh-start

Người dịch: Anna Như Quỳnh