Chỉ một phút thôi

0
1316

“Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống, ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan” (Tv 90:12). Chúng ta nên sử dụng thời gian của mình như thế nào? Chúng ta được khuyến khích sử dụng thời gian của mình hữu ích nhất. Nhưng điều đó thực sự có ý nghĩa gì? Nên chăng chúng ta có nhắm đến việc gia tăng năng suất? Phải chăng mục tiêu là để có một cuộc sống tốt hơn? Liệu việc sở hữu một ngôi nhà lớn hơn, sống giữa một cộng đồng tốt hơn, được đi học ở những ngôi trường tốt hơn có dẫn đưa chúng ta đến hạnh phúc và viên mãn không? Chúng ta nên sử dụng thời gian của mình như thế nào để tạo nên sự tác động lớn nhất?

Dù chúng ta đang đảm nhận vai trò nào (nhà lãnh đạo, cha mẹ, con trai hay con gái, bạn bè, v.v.) thì việc quản lý thời gian đều rất quan trọng để mang lại hiệu quả. Thời gian là nguồn lực có hạn, vì thế bất cứ khi nào chúng ta dành quá nhiều thời gian cho vai trò hoặc công việc nào đó thì chúng ta phải bù đắp lại cho những khía cạnh khác trong cuộc sống của mình. Ngược lại, nếu chúng ta không dành đủ thời gian thì sẽ gây ra những mối lo ngại và các mối tương quan của chúng ta có thể bị tổn thương. Chúng ta tốn thời gian cho nhiều việc; nhưng không hẳn phải tất cả mọi việc đều quan trọng như nhau. Thật may là Chúa Giê-su giúp chúng ta vượt thắng tất cả mọi đòi hỏi nơi bản thân qua việc sắp xếp thứ tự ưu tiên giữa các mối tương quan của chúng ta; trước hết là với Thiên Chúa và thứ đến là với nhau (Mt 22:37-38).

Trong cuốn sách 7 Thói Quen Hiệu Quả  (2013) (The 7 Habits of Highly Effective People), Stephen Covey mô tả các mối tương quan như là một “tài khoản ngân hàng tình cảm” độc đáo bao gồm khoản gửi vào và khoản rút ra. Như trong bất kỳ sự đầu tư nào, mục tiêu của chúng ta là lập nên và phát triển danh mục đầu tư của mình, trong trường hợp này là mối tương quan, bằng cách gửi vào nhiều hơn rút ra. Chúng ta gia tăng khoản gửi vào của tài khoản tình cảm nhờ các hành động tử tế và tình yêu thương, và rút bớt từ tài khoản này qua các hành động tàn nhẫn hoặc phản bội. Những khoản gửi vào giúp gia tăng vốn của chúng ta với tha nhân, trong khi các hành vi vi phạm được tính là khoản rút ra từ tài khoản ngân hàng tình cảm. Chúng ta là con người và sẽ mắc sai lầm; nhiều khả năng chúng ta nhận được ân sủng và sự tha thứ khi khoản gửi vào của chúng ta cao hơn khoản rút ra; chủ yếu là vì chúng ta đã tạo được uy tín trong thời gian qua. 

Việc tập trung vào khoản tình cảm gửi vào khởi đầu với ý thức về tầm quan trọng và giá trị của thời gian mà chúng ta có được. “Quản lý thời gian thật quan trọng vì cuộc sống của chúng ta thì ngắn ngủi. Cuộc sống cõi tạm nơi dương thế của chúng ta thì ngắn hơn đáng kể so với khoảng thời gian mà chúng ta thường hình dung. Để có thể sống theo cách Chúa muốn chúng ta sống, thì điều cốt yếu là chúng ta biết sử dụng thời gian Chúa ban cho chúng ta một cách hữu ích nhất có thể. Khi chúng ta ý thức được giá trị của thời gian, thì chúng ta sẽ coi trọng nó hơn và hiếm khi sử dụng nó để theo đuổi những mục tiêu không mang lại ơn ích.

Bước tiếp theo là phản tỉnh. Phản tỉnh được định nghĩa là suy nghĩ nghiêm túc và cẩn thận về một điều nào đó (Từ điển Cambridge). Thông qua phản tỉnh, chúng ta thực hiện “kiểm định cảm xúc” hay xét mình; chúng ta suy xét suy nghĩ, động cơ và hành vi của mình để xác định những khía cạnh trong mối tương quan của chúng ta cần được thay đổi. Có lẻ nhu cầu phản tỉnh được mô tả rõ nhất trong “Ready Answer” (Forerunner, tháng hai năm 2006):

“Hãy để mọi người biết rõ là anh ấy đang làm hết sức mình, nhờ đó anh ấy sẽ cảm thấy hài lòng với bản thân về công việc mình đã xuất sắc hoàn thành và sẽ không cần phải so sánh mình với ai khác.” Chúng ta nhận ra rằng thật thiếu khôn ngoan khi đi so sánh chúng ta với người khác (2 Cr 10:12), không cần phải so sánh mình với bất kỳ ai khác nếu chúng ta xin Thiên Chúa, qua Thánh Thần của Ngài, giúp chúng ta nhận biết những gì kín đáo trong lòng mình! Và rồi chúng ta có thể thực thi những biến đổi mà Thiên Chúa mặc khải cho chúng ta, điều mà Ngài đang lo lắng nơi chúng ta.”

Giờ đây, chúng ta đã sẵn sàng để bắt đầu cải thiện khỏa gửi vào tài khoản ngân hàng tình cảm của chúng ta. Nếu bạn biết rằng bạn có một số từ ngữ giới hạn trong đời của mình (giả sử 1 triệu từ), bạn sẽ sử dụng chúng như thế nào? Nghiên cứu cho thấy rằng cách chúng ta giao tiếp ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả và chất lượng các mối tương qua. Kinh Thánh (Cn 15: 4) cho chúng ta biết:

 “Lời xoa dịu tựa cây ban sự sống, lời nham hiểm làm tan nát tâm can.”

Lời xoa dịu tựa cây ban sự sống, lời nham hiểm làm tan nát tâm can

Nghiên cứu ủng hộ quan điểm này. Tạp chí Harvard Business Review (Zenger và Folkman, 2013) đã nghiên cứu tác động của phản hồi/chỉ trích tiêu cực và phản hồi/ khen ngợi tích cực. Nghiên cứu đó cho thấy việc sử dụng tỷ lệ khen ngợi – phê bình có thể giúp cải thiện hiệu quả và tăng cường mối tương quan của chúng ta. Theo nghiên cứu đó, tỷ lệ khen ngợi – phê bình tối ưu là 5.6:1; có nghĩa là mọi lời chỉ trích nên đi kèm với 5.6 lời khen ngợi, cứ tự nhiên làm tròn thành 6. Các tác giả lưu ý rằng những lời chỉ trích/phản hồi tiêu cực “chắc chắn có làm thay đổi hành vi, nhưng nó không khiến con người ta nỗ lực hết mình vươn lên. Chỉ những phản hồi tích cực mới có thể thúc đẩy con người ta tiếp tục làm những gì họ đang làm tốt và làm điều đó đầy nghị lực, quyết tâm và sáng tạo hơn”.

Điều này có nghĩa là chúng ta không nên chỉ trích hoặc phê bình chăng? Không, trên thực tế, chúng ta phải đối đầu với những hành động hoặc hành vi xúc phạm, nhưng hãy “làm điều đó một cách hiền hòa” (Gl 6:1). Lời nói của chúng ta không nên “cay độc”; thay vào đó nên nói những lời “hữu ích và chữa lành”. Những lời đó phải có ích cho người nghe (Ep 4:29).

Trong các buổi đào tạo lãnh đạo, tôi thường nói thế này, chỉ mất một phút để nâng ai đó lên hoặc đẩy họ xuống. Tôi cũng hỏi các nhà lãnh đạo, giữa việc trao một lời khen ngợi và việc xác định kết quả công việc kém thì việc nào mất nhiều thời gian hơn. Không có gì ngạc nhiên: họ luôn mất nhiều thời gian hơn để xác định kết quả công việc kém. Tôi tin rằng câu trả lời sẽ tương tự như vậy khi chúng ta xem xét các khía cạnh khác trong cuộc sống của mình. Việc sử dụng thời gian của bạn một cách hữu hiệu nhất, việc nâng cao hiệu quả và gia tăng mối tương quan của chúng ta đều bắt đầu bằng việc lựa chọn những từ ngữ bạn nói. Nếu bạn thất bại trong mọi khía cạnh khác, thì hãy nhớ lời khuyên của Thumper, trong Disney Classic Bambi:

 “Nếu bạn không thể nói bất cứ điều gì tốt đẹp; Đừng nói gì cả”.

 “Nếu bạn không thể nói bất cứ điều gì tốt đẹp; Đừng nói gì cả ”.

Ban dịch thuật NLYT