I’m Still Standing – Tôi Vẫn Trụ Vững

0
477

Chúng ta đã bắt đầu một “Năm Mới”, nhưng mọi việc dường như chỉ là sự nối tiếp của năm trước. Cả thế giới đều đang đối mặt với “viruscorona” theo nhiều cách khác nhau từ quốc gia này đến quốc gia khác kể từ khi nó xuất hiện lần đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019. Tại Mỹ, một cuộc đấu tranh gay gắt đã nổi lên giữa những người khẳng định rằng quyền tự do của họ đang bị xâm phạm bởi các hạn chế và quy định về vắc-xin; trong khi những người khác biện minh cho những hành động này dưới danh nghĩa “sức khỏe cộng đồng”. Các công ty đang đếm từng ngày để nhân viên của họ quay trở lại văn phòng nhưng thay vì vậy họ phải kéo dài thời hạn làm việc từ xa hay làm việc từ nhà. Các trường học đã bắt đầu đóng cửa trở lại; các chính sách hạn chế đi lại và khẩu trang bắt buộc sẽ có hiệu lực trở lại. Trong các cộng đồng trên khắp đất nước, mọi người cuối cùng cũng chú ý đến cảnh báo để tiêm phòng; vậy mà những người khác vẫn tiếp tục chống lại.

Chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng của các cơn thịnh nộ trên đường, bạo lực gia đình, khủng hoảng sức khỏe tâm thần và lạm dụng chất kích thích. Mọi việc dường như trở nên phổ biến hơn khi nghe nói về các cuộc tấn công bạo lực và xả súng ở những nơi trước đây được coi là “an toàn”, như trường học, trung tâm thương mại và nhà thờ của chúng ta. Không có bất kỳ quan điểm nào, ủng hộ hoặc chống lại các chiến lược, hành động hoặc chính sách y tế và sức khỏe cộng đồng được đề xuất bởi chính phủ hoặc doanh nghiệp. Một số người cho rằng sự gia tăng các hành vi hung hăng và bạo lực là kết quả của căng thẳng do đại dịch gây ra; những người khác cho rằng sự thù hận luôn tồn tại nhưng nay đã được khơi mào”. Như Oswald Chambers (2015) đã nói:

“Nhiều Ki-tô hữu cho rằng họ sẽ trỗi dậy trong thời khắc đặc biệt này

nếu họ gặp một cuộc chiến dịch thiêng liêng, nhưng hầu hết đều thất bại. Sự khủng hoảng không tạo nên những gì bên trong chúng ta, mà nó chỉ khiến cho bản chất đã tạo dựng nên chúng ta bộc lộ ra.” 

Tôi không hề biết gì về bạn, nhưng dường như thế giới đang tồn tại “leadership vacuum(tạm dịch là – một khoảng trống trong sự lãnh đạo – chú thích của người dịch: được định nghĩa là sự lãnh đạo một nhóm nhưng không có chung mục tiêu, và điều đó làm mất đi mục đích của việc làm việc nhóm, làm cho sự lãnh đạo mất đi tính vững chắc), thiếu sự tập trung và tầm nhìn, và thiếu sự tự chủ. Ngày nay, sự cống hiến, sức mạnh và khả năng phục hồi của chúng ta đang được thử thách, nhưng những giai đoạn như thế này không phải là “chưa từng có” hay “chưa từng được ghi nhận trong lịch sử nhân loại”. Những thuật ngữ này, được sử dụng thường xuyên bởi “các chuyên gia” và “các học giả khác”, đến nỗi chúng đã mất đi ý nghĩa của chúng. Nó giống như những quảng cáo trên truyền hình hoặc báo chí thông báo về đợt giảm giá “lớn nhất”, “tốt nhất” hoặc “chưa từng có” trong năm; ít nhất là cho đến “đợt giảm giá lớn nhất từ trước đến nay” tiếp theo. Hãy nói rõ ràng, mọi sự việc hiện đang khá ảm đạm, nhưng chúng ta đã từng chứng kiến những khoảng thời gian khó khăn trước đây. 2 Cô-rin-tô 4: 8-10 cho chúng ta biết:

“Chúng tôi bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp; hoang mang, nhưng không tuyệt vọng; bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt. Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi.”

Cho dù rằng khoảng thời gian này có vẻ như rất tồi tệ, nhưng chúng ta cũng không nên đánh mất tình yêu và sự trung thành với Thiên Chúa (Sách Đệ Nhị Luật 7:9, ESV). Hãy ngẫm nghĩ về những điều mà chúng ta đã gặp phải và đã vượt qua:

  1. Khi đội quân của người Philistine tạo nên nỗi khiếp đảm, thì sự giải cứu đã đến dưới hình hài của một chàng chăn cừu với một dây phóng đá (1 Sa-mu-en 17:37, ERV).
  2. Khi chế độ nô lệ phục vụ được ước tính đã được 350-420 năm, thì Mô-sê được gửi đến để giải phóng (Xuất Hành, 3:10, NIV), and of course
  3. Ngài đã gửi Con duy nhất của Ngài để cứu rỗi tất cả chúng ta (Gio-an 3:16, NTE).

Chúng ta không phải là Vua Đa-vít hay Mô-sê; nhưng chúng ta thể lãnh đạo như Giêsu. Là những nhà lãnh đạo, chúng ta có thể truyền cảm hứng người khác bằng cách  dịch chuyển “sự trung thành” thành “sự nhất quán”. Sách – Quyền Năng của Sự Nhất Quán  The Power of Consistency (Leader’s Edge, Xuất Bản tháng 9 năm 2020) đã bảo chúng ta rằng:

“Một nhà lãnh đạo phải có khả năng tiên đoán, vì tính nhất quán và khả năng chẩn đoán là những tính cách có thể mang lại sự ổn định cho tổ chức. Hầu hết các môi trường làm việc đều rất năng động, thường ẩn chứa những cơn lốc thay đổi ảo và người lãnh đạo phải cung cấp những “mỏ neo” ổn định ở bất cứ nơi nào có thể.”

Cuốn sách đề nghị rằng sự nhất quán trong lãnh đạo yêu cầu khả năng để:

    1. Điều khiển bản thân bạn.
    2. Tập trung vào các lĩnh vực quan trọng nhất.
    3. Truyền đạt rõ ràng những kỳ vọng.
    4. Giải thích những lý do nguồn cội nguyên nhân.
    5. Khuyến khích những cuộc trò chuyện cởi mở và lên lịch trình cho việc gặp gỡ thường xuyên. 
    6. Lên kế hoạch trước cho những ngày thực hiện những đánh giá.
    7. Duy trì thông điệp.
    8. Tổ chức ăn mừng thành công.

Tôi muốn bạn có thể thực hiện điều gì đó, hãy gọi là “Thử Thách của Sự Nhất Quán”. Hãy xem các bài viết trong Blog của Lãnh Đạo Như Giêsu, bạn sẽ tìm thấy “sự nhất quán” được ẩn giấu trong mọi chủ đề. Bạn có thể không tìm thấy bằng từ ngữ, nhưng tôi chắc là khái niệm đã ở đó. Làm thế nào mà tôi có thể đảm bảo như vậy? Dễ thôi, bởi vì Chúa Giêsu chính là sự nhất quán. Ngài chính là gương mẫu cho mỗi một chiến thuật này, đặc biệt là trong sự truyền dạy cho các Tông Đồ của Ngài. Thực vậy, Thư gửi các tín hữu Do Thái 13:8 đã bảo rằng:

“Đức Giê-su Ki-tô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời.”

Đây là một câu đố nhỏ để kết thúc. Có hơn sáu mươi bốn bản dịch của Kinh Thánh, không chỉ Chúa Giê-su được mô tả một cách nhất quán, mà còn dùng những từ chính xác tương tự để mô tả Ngài. Nếu bạn lấy máy tính của mình, con số đó bằng 81,25%. Sự nhất quán đó đã xảy ra như thế nào?

Thử thách: Bất cứ khi nào bạn có liên quan đến đại dịch, hoặc trong bất kỳ tình huống nào đó đang đè nặng lên tâm trí bạn. Hãy nhớ rằng bạn đã trải qua sự việc đó trước đây. Đúng vậy, mọi thứ có vẻ tồi tệ nhưng hãy nhớ rằng “những giọt lệ rơi suốt xuyên đêm, nhưng rồi niềm vui sẽ đến vào buổi sáng” (Thánh Vịnh 30: 5).

Nguồn: https://www.leadlikejesus.com/blog/im-still-standing