Kiên Định (Steadfast) Trong Chúa Ki-tô

0
745

“À thì hai người chắc chắn sẽ có được làn da rám nắng tuyệt dẹp trong hành trình này!”

Chúng tôi khen ngợi một cặp vợ chồng đến từ Canada mà chúng tôi đã gặp trên tàu của chúng tôi trong chuyến đi đến Caribbean. Khoảng thời gian ấy là giữa tháng hai, thời gian để mọi người từ các vĩ độ phía bắc thoát khỏi cái lạnh và tuyết và đắm mình dưới ánh nắng mặt trời trong bất cứ thời gian nào mà họ có thể.

“Đó chính là mục tiêu chủ yếu của chúng tôi”, họ đã đảm bảo với chúng tôi. “Tuy nhiên, chúng tôi sẽ sớm quay trở về với sự ảm đạm thường thấy của mùa đông. Khi chúng tôi rời khỏi máy bay ở Edmonton, sẽ có những vòng tròn màu nâu lớn trên tuyết nơi những chiếc rương của chúng tôi trượt qua.”

Tất cả chúng tôi đều cùng cười với họ khi nghĩ về những người phải ở lại nơi tuyết rơi ảm đạm ấy.

Thế gian tràn ngập những điều tạm bợ, dễ thay đổi. Chúng ta ao ước một vài điều sẽ chẳng bao giờ là sự thật. Chúng ta hay cười đùa về việc không thể kiểm soát thời tiết thay đổi liên tục. Nhưng sẽ không có gì đáng cười khi chúng ta có thể phụ thuộc hay tin tưởng vào những gì ai đó nói với chúng ta, những gì ai đó hứa sẽ làm, những gì họ đảm bảo sẽ không bao giờ thay đổi.

Steadfast (kiên định) là một từ hiện không còn sử dụng thông dụng, nó dùng để mô tả những người hay sự vật mà chúng ta có thể tin tưởng. Tin tưởng vào những điều những người kiên định hay không bao giờ khiến chúng ta thất vọng. Trong khi mặc dù điều này rất quan trọng đối với cấu trúc vật lý của một tòa nhà hoặc cây cầu (sự bền vững), nhưng nó cũng rất quan trọng đối với một công ty, tổ chức, nhà thờ hoặc gia đình(tính bền vững). Đó là những cấu trúc mối quan hệ cần phải kiên trì.

Hai nhân vật anh hùng đầy kiên định mà tôi thích nhất trong Kinh Thánh chính là Rút và Giu-se. Họ trung thành, mạnh mẽ trong đức tin, không chịu khuất phục trước thế lực xấu xa.

Mẹ chồng Rút (Na-o-mi) nhận ra nàng sẽ không bao giờ rời bỏ bà để trở về cùng với gia đình nàng. Nên Na-o-mi đã hoan nghênh sự đồng hành và trung tín của Rút và cùng nhau quay về Bê-lem (Rút 1:18). Khi trở về Bê-lem, Rút vẫn không bỏ bà Na-o-mi mà còn tiếp tục yêu thương và hỗ trợ bà. Cô ấy là một người kiên định.

Ông Giu-se tìm thấy chính mình trong rất nhiều tình huống thử thách sau khi những người anh của ông bán ông cho bọn buôn nô lệ của Ai Cập. Nhưng ông đã luôn kiên quyết từ chối sự dụ dỗ của bà vợ Pô-ti-pha, ông tuyên bố sự trung thành của mình dành cho ông chủ và với Đấng Thiên Chúa toàn năng đích thực (Sách Sáng Thế 39:7-12). Sau đó ông được công nhận bản chất kiên định của mình và trở thành người đứng thứ hai ở Ai-Cập chỉ sau Pha-ra-ô để cai trị toàn cõi Ai-cập. (Sách Sáng Thế 41:39-41)

Quan trọng hơn cả chính là phương cách mà Thiên Chúa mặc khải tình yêu vững bền kiên định của Ngài với Giu-se trong những tình huống thường nguy hiểm và lạ lẫm ở xung quanh ông. Thậm chí ngay cả khi ông ở trong tù không vì lí do nào, thì “ĐỨC CHÚA ở với ông. Người tỏ lòng yêu thương ông và cho ông được cảm tình của viên quản đốc nhà tù” (Sách Sáng Thế 39:21). Thiên Chúa không ngừng dõi theo và luôn ban phước lành cho ông.

Người Ít-ra-en đã thừa nhận tình yêu bền vững của Thiên Chúa và vinh danh Ngài “Hãy tạ ơn CHÚA, vì Chúa nhân từ: muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.” (1 Sử biên niên 16:34 ESV)

Tình yêu vững bền này được mặc khải thiên thu vạn đại cho những ai theo Ngài, thậm chí ngay cả khi người đó quay lưng lại với Ngài. Cùng với tình yêu ấy là lòng xót thương của Ngài: “Lượng từ bi ĐỨC CHÚA đâu đã cạn, lòng thương xót của Người mãi không vơi.” (Sách Ai-ca 3:22 RSV). Lòng thương xót của Chúa luôn tồn tại mãi theo thời gian trong Lời Chúa, đặc biệt là trong Thánh Vịnh: “CHÚA là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương.” (Thánh Vịnh 145:8 ESV).

Tình yêu vững bền ấy được thể hiện trong thời khắc cao quý khi chính Chúa Giêsu đã thể hiện tình yêu bất diệt của Ngài dành cho chúng ta. Khi thời khắc đến, “…Khi đã tới ngày Đức Giê-su được rước lên trời, Người nhất quyết đi lên Giê-ru-sa-lem” (Luca 9:51 ASV). Chính ở đó Ngài đã trao sự sống của Ngài cho lợi ích của chúng ta.

Tình yêu vững bền ấy được thể hiện trong thời khắc cao quý khi chính Chúa Giêsu đã thể hiện tình yêu bất diệt của Ngài dành cho chúng ta.

Giáo hội sơ khai chính là một ví dụ tuyệt vời cho sự kiên định. Các tín hữu đều liên tục cầu nguyện, luôn luôn hiệp thông với nhau trong tình huynh đệ, và chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy … (Sách Công Vụ Tông Đồ 2:42 ASV). Thánh Phaolo Tông Đồ đã từng khen ngợi các tín hữu đầu tiên về đức tin vững bền của họ (Cô-lô-xê 2:5 ASV) và khuyến khích họ hãy kiên tâm bền chí trong việc thể hiện đức tin lòng trung thành ấy (1 Cô-rin-tô 15:58).

Nhà văn người Do Thái đã nói về niềm hi vọng vững bền trong Giao Ước thông qua Chúa Giêsu (6:19 ESV). Thánh Phêrô đã cảnh báo về việc chiến đấu chống lại bọn quỷ dữ và nhắc nhở chúng ta về nguồn gốc sức mạnh vững bền trong đức tin xuất phát từ chính Thiên Chúa của chúng ta (1 Phêrô 5:8-10).

Nhưng bây giờ chính tôi là người đang phải chiến đấu vì đức tin của mình. Những lời khuyên và cỗ vũ ấy chính dành cho tôi và tất cả những ai đang ở trong vị trí lãnh đạo. Tôi biết rằng Chúa Giêsu muốn tình yêu kiên định của tôi (Hô-sê 6:6 NLT), và Ngài muốn tôi phải luôn trao đi bản thân mình “một cách toàn diện để làm việc cho Chúa” (1 Cô-rin-tô 15:58). Ngài muốn tôi cam kết, hết lòng và đầy tận tụy. Ngài muốn tôi dựa dẫm và cậy trông vào Ngài để tôi có thể luôn phản ứng lại với cuộc sống mà Ngài trao cho tôi một cách giàu lòng thương xót và đầy dịu dàng (1 Ti-mô-thê 6:11), thể hiện sự tự kiểm soát và xứng đáng với sự tôn trọng của người khác (Ti-tô 2:2).

Sự kiên định này không phải tất cả là nói về niềm tin của tôi. Chúa Giêsu không phải là người nghi ngờ tình yêu của tôi dành cho Ngài, nhưng chính đức tin của tôi vào lời hứa của Ngài sẽ cứu tôi và ban cho tôi sự sống đời đời. Tôi biết điều này bởi vì Ngài ấy chính là Đấng gìn giữ tôi luôn kiên định trong đức tin và sự trung thành của mình (1 Cô-rin-tô 1:8). Không. Đó chính là cách mà tôi thể hiện lòng trung thành của mình vì thế mà tôi “trưởng thành và hoàn hảo, không thiếu sót trong bất cứ điều gì” (Gia-cô-bê 1:4).

Thật không ngờ là khi tôi ra khỏi một lớp học Kinh thánh hoặc đi ra khỏi nhà thờ, sự kiên định đó có thể giống như làn da rám nắng bị bỏ qua một bên trên con đường của tôi. Điều đó là vô ý, nhưng đôi khi nó xảy ra. Tôi không phải lúc nào cũng có thái độ làm công việc của Chúa ở nhà, hay tại nơi làm việc của tôi. Những gì tôi đã nói không phải lúc nào tôi cũng thực hiện được trong việc đồng ý với những người khác. Đó là những lúc mà tôi khóc lóc kêu cầu, “đổi mới tinh thần cho con nên chung thuỷ” (Thánh Vịnh 51:10)

Xin cảm tạ Chúa Giêsu – Đấng tốt lành vô cùng đã luôn kiên nhẫn và tha thứ cho chúng ta trong tình yêu của Ngài khi chúng ta không sống như đức tin và lòng trung thành của chúng ta. Ngài ấy chính là cái neo chắc chắn và bền vững của tâm hồn chúng ta (Thư Do Thái 6:19 ESV).

Và xin cảm tạ Ngài khi đặt chiếc áo công minh của Ngài lên chúng ta. Đó là chiếc áo choàng không bao giờ bị cởi bỏ. Sự kiên định vững bền ấy luôn đi theo chúng ta dù là trong bất cứ tình huống hay trong bất cứ kiểu thời tiết nào.

Nguồn: https://www.leadlikejesus.com/blog/steadfast-christ

Người dịch: Anna Như Quỳnh