Sống Quảng Đại

0
1309

“Cám ơn bạn về lời mời, nhưng tôi xin lỗi tôi không thể tham gia vào dàn hợp xướng. Tôi thật sự rất thích hát nhưng tôi không thể đi tập hát thường xuyên được. Bệnh lupus ban đỏ của tôi thỉnh thoảng nổi lên và tôi phải vệ sinh chúng vào mỗi tối.” 

Eloise từng là một ca sĩ tuyệt vời. Tôi biết điều này vì tôi ngồi đằng trước cô ấy trong nhà thờ mỗi buổi sáng và nghe được giọng ca thu hút của cô ấy. 

“Nhưng với Eloise, điều đó không quan trọng. Bạn vẫn có thể hát vào ngày chủ nhật khi bạn có thể.”

“Tôi có thể ư? Tôi đã nghĩ rằng tôi phải có mặt ở buổi tập tuần trước khi chúng ta hát. Đó luôn là quy tắc trong các dàn hợp xướng khác.”

“À không phải như thế! Tôi là ca trưởng và tôi có quyền đưa ra những quy tắc. Nếu bạn đã biết bài hát này trong ngày Chúa Nhật và cảm thấy thoải mái khi hát, tất nhiên bạn có thể hát! Và nếu bất kỳ ai đang hiểu nhầm như vậy, hãy cho tôi biết.” 

Trong suốt hơn 25 năm làm ca trưởng trong dàn hợp xướng nhà thờ, không ai tận dụng lời đề nghị tham dự hào phóng của tôi. Tất cả thành viên luôn muốn dàn hợp xướng phát ra âm thanh tốt nhất, vì vậy không có bất kỳ kẻ phá hoại nào. Họ phải đảm bảo tham dự các buổi tập dợt bất cứ khi nào có thể và có mặt trong buổi sáng ngày Chúa Nhật với một niềm vui đầy say mê, không mặc cảm.  

Chúng ta luôn nghĩ rằng Sự Quảng Đại chỉ bao gồm cho đi tiền bạc và tài sản của cải. Nhưng còn nhiều thứ khác chúng ta có thể hào phóng, chẳng hạn như thời gian. Một số người sống theo phương châm “Thời gian là Tiền”, và tôi được biết rằng thời gian của tôi quý giá hơn tiền bạc. Đó là một tài sản vô cùng quý giá, và rất khó để lãng phí. Nhưng tôi biết tôi đã biết ơn nhiều hơn khi người khác đã dành thời gian quý báu của họ cho lợi ích của tôi. 

CHÚNG TA THƯỜNG SUY NGHĨ RẰNG SỰ QUẢNG ĐẠI CHỈ BAO GỒM TIỀN BẠC….

Chúng tôi sẽ luôn biết ơn chủ nhà B&B của chúng tôi ở Ý – người đã bỏ ra hơn 3 tiếng đồng hồ để giúp chúng tôi tìm lại chiếc balo đã bỏ rơi trên tàu điện. Cô ấy và một nhân viên tại phòng vé vẫn luôn kiên trì giải thích và gọi điện thoại cho tới khi chắc chắn rằng balo của chúng tôi được cất giữ an toàn. Thật may mắn, hai ngày sau đó những món đồ đó đang đợi chúng tôi ở nơi đến tiếp theo. 

Tôi đã thề với chính bản thân mình rằng khi tôi đến tuổi về hưu, tôi sẽ dành hết thời gian của tôi cho những hoạt động ý nghĩa, tạo những cơ hội tiếp xúc với người khác, tiếp cận họ, phục vụ, yêu thương và giúp đỡ họ. Tôi sẽ tận dụng hết thời gian của tôi, không phải là tôi không có việc gì để làm, nhưng vì tôi muốn sử dụng chúng cho những công việc to lớn hơn với mục đích có ý nghĩa hơn. 

Những kinh nghiệm đó đã luôn nhắc nhở tôi phải biết nắm bắt cuộc sống của mình và tương tác với những người mà Chúa Giê-su đã gửi họ tới bên đời tôi. Là một nhà lãnh đạo, tôi biết thời gian của tôi có những giới hạn nhất định. Sau tất cả tôi nhận ra rằng có rất nhiều giờ trong một ngày. 

Chúng đã giúp ích khi tôi nghĩ về Chúa Giê-su và cách sử dụng thời gian của Ngài cho toàn bộ sứ mệnh của Ngài trong khoảng 3 năm. Hãy nói về sự cấp bách để thực hiện và hoàn thành sứ mệnh của Ngài! Tuy nhiên Ngài đã sử dụng hết thời gian của Ngài trong giảng dạy cho các môn đệ của Ngài. Và xen kẽ trong cuộc hành trình của Ngài, Ngài đã dừng lại và chữa lành bệnh cho anh mù- người đã khóc lóc kêu xin Ngài cứu chữa trong lúc đám đông hối thúc Ngài tiếp tục cuộc hành trình (Mát-thêu 20: 29-34). Ngài đã dừng lại và gọi người con trai của người đàn bà nghèo sống lại từ cõi chết (Luca 7:11-15). Ngài đã dành thời gian của Ngài và dùng bữa với người tên là Da-Kêu, ông đứng đầu những người thu thuế – người không xứng đáng nhận được sự lưu tâm của Ngài (Luca 19). 

Tuy nhiên, vì bản chất con người của Ngài, Chúa chúng ta biết rằng Ngài không thể vượt qua được giới hạn của Ngài. Ngài đã dành thời gian để nghỉ ngơi và tiếp tục làm mới lại cả tinh thần và thể chất. 

Là nhà lãnh đạo để tiếp bước theo Chúa Giê-su, chúng ta nên biết rằng thời gian nào là thích hợp để chúng ta sắp xếp lại phần thời gian dư thừa. Chúng ta không thể bỏ qua với những người mà ta đang quản lý nếu chúng ta không đủ sức chịu đựng để tiếp tục làm việc cùng. 

Nhưng có một số thứ mà chúng ta có thể quảng đại được với những điều không làm chúng ta kiệt sức hoặc ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên: sự đề nghị giúp đỡ; tạo cơ hội; Sự hỗ trợ, Lời khích lệ, Lời khen, và Lời xác nhận.

Có những thứ chúng ta có thể cho đi một cách quảng đại mà không cần lấy lại. Và không phải là quy đổi bằng tiền. Mặc dù chúng liên quan tới sự cam kết cá nhân, sự danh dự cá nhân, nhưng chúng không thật sự mất quá nhiều thời gian. Và điều đó thực sự chứng minh được rằng chúng ta đang sống một cách quảng đại. Ngoài ra, “Người rộng lượng được phương phi béo tốt, chính kẻ cho uống lại được uống thỏa thuê” (Châm Ngôn 11:25)

Là những nhà lãnh đạo, thực sự rất cần thiết để sống quảng đại với những nhân viên đang làm việc trong một công ty, một tổ chức và cũng như trong gia đình chúng ta bởi vì Thiên Chúa rất giàu lòng khoan dung với chúng ta bằng chính tình yêu và sự tha thứ của Ngài tuôn đổ trên chúng ta. Ngài đã thiết lập mối quan hệ giao ước vào buổi tối của Lễ Vượt Qua và nói: “Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em” (Luca 22:20). Và trong sách Do Thái chỉ ra sự nhân từ qua giao ước mới. Đã viết: “Đức Giê-su đã trở nên Đấng bảo đảm cho một giao ước tốt đẹp hơn” (7:22). Ngài vừa đi vừa nói: “Đức Giê-su được một tác vụ cao trọng hơn, bởi vì Người là trung gian của một giao ước tốt đẹp hơn; giao ước này căn cứ vào những lời hứa tốt đẹp hơn” (8:6). Giao ước giúp chúng ta tự do (Da Thái 9:15). 

Do đến lúc đó, SaTan đã nghĩ rằng nó đã nắm giữ được phần thắng. Các quy tắc đã đứng về phía nó. Đây là giai đoạn tội lỗi dẫn đến cái chết. 

Nhưng rồi Lòng Nhân Từ của Chúa Giê-su đã bước vào con đường của Satan. Ngài đã tuyên bố một cách công bằng, “Điều đó không đúng sự thật. Tôi là sự thật. Và chỉ có một mình Ngài, và duy nhất. Thời gian đã thay đổi mọi thứ. Thời gian mà Ngài đã chết để cứu chuộc nhân loại. Nhưng Ngài là nhà lãnh đạo vĩ đại. Đưa ra những luật lệ mới, giống như Cha chúng ta trên trời đã hứa từ lâu qua nhà tiên tri.” (xem Giêmêria 31:31-34). 

Ngài biểu lộ tình yêu, sự tha thứ và lòng nhân hậu qua Đấng Cứu Độ qua công cuộc cứu chúng ta nhờ phép rửa và tuôn đổ đầy tràn ơn Thánh Thần, để chúng ta được tái sinh và đổi mới. (Titô 3:4-7). Cái giá phải trả quá đắt. Ngài đã phải trả bằng chính sự sống của Ngài. Nhưng chúng ta lại không mất bất cứ điều gì khi chúng ta cho đi bằng cả sự yêu thương, sự tha thứ, và lòng nhân hậu với những người xung quanh chúng ta. 

Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đáu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng dấu nào thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu đó (Luca 6:38). Tôi xin nói điều này: “gieo ít thì gặt ít; gieo nhiều thì gặt nhiều” (2Corinto 9:6) và Anh em sẽ được sung túc mọi bề để làm mọi việc thiện cách rộng rãi. Những việc chúng ta làm sẽ khiến người ta dâng lời cảm tạ Thiên Chúa. (2Corinto 9:11). 

Trên trái đất này, có niềm vui nào lớn hơn bằng việc chúng ta hãy nắm lấy cuộc sống quảng đại này!

Nguồn: https://www.leadlikejesus.com/blog/living-generously

Người dịch: Thoại Trúc