Xây dựng một chương trình sức khoẻ thiêng liêng để tránh trì trệ

0
1037

Mùa hè là dấu hiệu của việc kết thúc một năm học. Chúng ta lên kế hoạch cho kì nghỉ hè, về thăm gia đình, du lịch đến bảo tàng hay những công viên quốc gia, có thể là nướng đồ ăn ngoài trời barbeque hay là đi thẳng ra bờ biển. Cũng có thể là chính là thời gian mà đời sống tinh thần thiêng liêng của chúng ta không có gì tiến triển, trì trệ. Cũng giống như tất cả những chương trình tập luyện thể thao, chúng ta cần một chương trình chăm sóc tốt cho đời sống thiêng liêng để gìn giữ đời sống thiêng liêng và tránh tình trạng trì trệ (Plateauing).

Merriam-Webster định nghĩa một plateau là một tình trạng ổn định, giao đoạn bình ổn hay một điều kiện tương đối ổn định. Tính chất công việc ổn định khiến chúng ta ít tập trung hơn vào việc phát triển bản thân hay người khác. Sự ổn định, an toàn bắt  đầu khi chúng ta bắt mình và những người xung quanh tập trung vào công việc. Ngay cả đời sống thiêng liêng cũng có thể rơi vào tình trạng trì trệ. Chúng ta có thể cảm thấy bị mắc kẹt, việc tham gia nhà thờ có thể ít dần, và sự tập trung vào Thiên Chúa của chúng ta có thể bị loãng dần. Những công việc về tinh thần của chúng ta dường như khó khăn hơn so với những công việc khác hay những kì nghỉ hè của gia đình.

Những kì nghỉ có thể khiến chúng ta mệt mỏi. Phải đặt phòng, lên kế hoạch cho kì nghỉ và cả nơi ăn uống. Những hoạt động như bóng chuyền, bơi lội, bóng rổ, đi bộ đường dài và thậm chí là đi bộ trong những công viên giải trí có thể khiến chúng ta cảm thấy như chúng ta đang được đào tạo cho cuộc thi của Iron Man hay Olympics. Nhưng làm thế nào để chúng ta gìn giữ mối liên kết với Thiên Chúa? Thứ thứ nhất gửi tín hữu Timôthê 4:8 đã nhắc nhở chúng ta như sau:

“Vì luyện tập thân thể thì lợi ích chẳng là bao, còn lòng đạo đức thì lợi ích mọi bề, bởi Chúa hứa ban sự sống hiện tại cũng như tương lai cho người có lòng đạo đức”

Vậy còn việc khởi tạo một chương trình chăm sóc đời sống thiêng liêng để tránh tình trạng trì trệ thì sao? Không cần phải làm quá nhiều việc để tránh này; nhưng thực sự cần bạn phải hành động. Có nhiều cách để bạn có thể tránh được tình trạng trì trệ này.

Tương tự như một kế hoạch chăm sóc sức khỏe, việc tạo một chương trình chăm sóc đời sống tinh thần thiêng liêng yêu cần bạn phải:

1/ Đừng cố gắng thực hiện mọi việc cùng một lúc. Làm quá nhiều việc có thể hủy hoại kì nghỉ và làm cho thời gian dành cho việc đó trở nên tẻ nhạt. Hãy lựa chọn duy nhất một hoạt động, như là Đọc Lời Chúa, lắng nghe những câu chuyện trên podcast hoặc những câu chuyện truyền cảm hứng hoặc nghe nhạc Thánh Ca.

2/ Chia thời gian của bạn thành các giai đoạn hoặc phân khúc. Buổi sáng có thể dành thời gian cầu nguyện hay xét mình, trong khi buổi trưa có thể dành thời gian để đọc hay xem phim. Một lời cầu nguyện trên tàu lượn hoàn toàn có lợi và không tốn thời gian gì cả!

3/ Sử dụng Progressive overloading để tăng dần dần từng lượng nhỏ ổn định trong cường độ và mức độ trong chương trình của bạn. Progressive overloading là một khái niệm trong tập luyện thể thao dùng để tăng kích cỡ cơ bắp, xương hay kích thích sự thay đổi của cơ thể trong sự phản hồi của tim mạch. Bạn có thể kết hợp giữa việc nghe các audio từ các tác giả như Max Lucado, John Maxwell hay là Ken Blanchard và Phil Hodges của chúng ta. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều nội dung free (Blogs, devotionals and podcasts) ở trên phần resource của Lead Like Jesus website (www.leadlikejesus.com).

4/ Lên kế hoạch những hoạt động để chia sẻ với gia đình của bạn. Nếu bạn thường xuyên chủ trì trong giờ cầu nguyện của gia đình, hãy cố gắng chia sẻ việc chủ trì xoay vòng cho mỗi thành viên. Bạn có thể sẽ rất ngạc nhiên. Hãy nhớ rằng, chất lượng của giờ cầu nguyện luôn quan trọng hơn việc cầu nguyện trong bao lâu. Mat-thêu 6:7 đã nhắc nhở chúng ta rằng:

“Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời.”

5/ Đời sống tinh thần sẽ phát triển theo rất nhiều cách, và không phải lúc nào bạn cũng được hướng dẫn để phát triển nó. Thiên Chúa yêu những điều bất ngờ và bạn nên mong đợi những điều bất ngờ đó. Tôi còn nhớ khoảng thời gian khi con gái tôi yêu cầu chúc lành bữa ăn tại một nhà hàng. Chúng tôi cúi đầu và cô bé đã thể hiện bài ” Oh, the Lord’s Been Good to Me”. Tôi thực sự đã rất ngạc nhiên! Chúng tôi khiến cho mọi người xung quanh đều cười lớn, tất cả chúng tôi đều được chúc lành và thích thú.

6/ Hãy lên kế hoạch cho thời gian để “deload” (giải thích thêm: Deload là giảm khối lượng tập luyện trong 1 tuần xuống, nhằm giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau một thời gian tập luyện liên tục ở cường độ cao). Đừng quên là bạn đang ở trong kì nghỉ. Một kì nghỉ nên bao gồm cả thời gian nghỉ ngơi và phục hồi. Hi vọng là bạn sẽ không quá bận rộn trong kì nghỉ để có thể dành thời gian nghỉ ngơi cho mình.

7/ Hãy hiện diện trong bất cứ việc gì bạn đang thực hiện. Khi bạn đang ở với Thiên Chúa, hãy ở cùng Ngài. Nhưng, khi bạn đang ở gia đình, đừng chỉ đứng bên cạnh. Những kỉ niệm mà bạn tạo ra và tình yêu mà bạn trao ban là điều quan trọng nhất của một chương trình chăm sóc cho đời sống tinh thần thiêng liêng. Trong 1 Cô-rin-tô 10:31đã nhắc nhở chúng ta như sau:

“Vậy, dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa.”

Thử thách: Khi bạn chuẩn bị cho kì nghỉ của mình, hay ít nhất là sự nghỉ xả hơi giữa những kì công việc, hãy phát triển một chương trình giữ gìn chăm sóc cho đời sống tinh thần thiêng liêng của bạn và gia đình. Chắc chắn sẽ có một sự cân bằng cho tất cả mọi người. “Sự cân bằng là rất cần thiết khi lên kế hoạch cho những kì nghỉ. Nghỉ ngơi là một món quà; và hơn cả đó là nhu cầu của con người. Chúng ta không thể tồn tại nếu thiếu công việc và nghỉ ngơi, như là nhu cầu ngủ hằng ngày của chúng ta. Đồng thời, nghỉ ngơi không phải mục đích chính của cuộc sống.”

Nguồn: https://www.leadlikejesus.com/blog/create-spiritual-wellness-program-avoid-plateauing

Người dịch: Anna Như Quỳnh