4 điều thấu hiểu về vai trò lãnh đạo mà tôi học được từ một nhóm người sáng tạo

0
771

Ơn gọi sứ vụ của tôi là vai trò của một mục sư, và tôi cũng viết sách. Tôi đã viết sáu quyển sách và quyển thứ bảy sẽ ra mắt vào mùa thu này (nói về sự giao thoa giữa các nguyên tắc giảng dạy của Chúa Giê-su với khoa học thần kinh về việc giảng dạy). Để cải thiện khả năng viết của tôi, một vài năm trước, tôi đã tham gia nhóm huấn luyện do một nhà tiếp thị sách rất thông minh hướng dẫn, đó là Chad Cannon. Cách đây vài năm tôi cũng từng tham dự một chương trình thật sôi nổi trọn một ngày về việc tiếp thị sách mà anh ấy đã hướng dẫn. Tôi đã trải qua một ngày tuyệt vời cùng với anh ấy và tám nhà sáng tạo tài năng và sáng giá khác. Trọng tâm của chúng tôi không phải là lãnh đạo. Tuy nhiên tôi ra về không chỉ với đầy ấp những ý tưởng về tiếp thị sách trong đầu mà còn có một số bài học sâu sắc về vai trò lãnh đạo nữa.

4 điều thấu hiểu về vai trò lãnh đạo mà tôi học được từ những người sáng tạo:

    1. Các nhà lãnh đạo giỏi phải học hỏi từ những người không đảm nhận vai trò ‘lãnh đạo’.

Tôi là mục sư duy nhất trong nhóm mặc dù cũng có một người đã từng là mục sư. Nhóm của chúng tôi rất đa dạng: một người phụ nữ có ơn gọi phục vụ người vô gia cư, một người khác là chủ của một phòng trưng bày nghệ thuật, một người đang bị ung thư giai đoạn cuối, một người khác thì làm kế toán, một người có con cần hỗ trợ đặc biệt vì một căn bệnh hiếm gặp  v.v. Nhóm người đa dạng này nhắc nhở tôi rằng Thiên Chúa ban cho chúng ta tất cả những kinh nghiệm sống riêng biệt để tôn vinh Ngài và đem lại lợi ích cho chúng ta. Tôi học được những thấu hiểu từ những con người tuyệt vời này và đem áp dụng trong vai trò mục sư của mình. 

Thiên Chúa ban cho chúng ta tất cả những kinh nghiệm sống riêng biệt để tôn vinh Ngài và đem lại lợi ích cho chúng ta

Gia-cô-bê 3:13 nhắc nhở chúng ta rằng: “Trong anh em, ai là người khôn ngoan hiểu biết? Người ấy hãy dùng lối sống tốt đẹp mà chứng tỏ rằng: những hành động của họ phát xuất từ lòng hiền hậu và đức khôn ngoan.”

    1. Các nhà lãnh đạo phải tránh có ‘tầm nhìn lãnh đạo hạn hẹp’ (liên quan mật thiết với mục 1 ở trên).

Chúng ta sẽ có tầm nhìn lãnh đạo hạn hẹp khi chúng ta chỉ thể hiện bản thân chúng ta trong những sự vụ liên quan đến lãnh đạo. Chúng ta đọc các sách về lãnh đạo, tham dự các hội nghị về lãnh đạo và luôn cho là mình ở vị thế lãnh đạo. Chương trình ngày hôm đó đã giải thoát tôi khỏi tư tưởng về lãnh đạo cứng nhắc đó. Khi nghe những câu chuyện của họ và học hỏi cách tiếp thị sách, thì tôi được nhắc nhở rằng tôi có thể dễ dàng bị cuốn vào tầm nhìn lãnh đạo hạn hẹp như thế nào và tôi phải liên tục thoát khỏi tư tưởng đó để học hỏi những ý tưởng mới.

I-sai-a 43:18-19a nói với chúng ta rằng: “Các ngươi đừng nhớ lại những chuyện ngày xưa, chớ quan tâm về những việc thuở trước. Này Ta sắp làm một việc mới!… “

    1. Những người sáng tạo là những mẫu gương tuyệt vời về lãnh đạo bản thân.

Viết lách là một công việc đơn độc. Đối với một tác giả thì việc viết một cuốn sách đồng nghĩa với việc cô ấy phải giữ kỷ luật bản thân để biết từ chối những đòi hỏi khác mà cũng cần có thời gian, để có thể tập trung vào việc viết lách. Cần phải có khả năng lãnh đạo bản thân cao độ để tập trung vào sự lắng đọng cần thiết cho việc viết lách. Các nhà lãnh đạo không thể lãnh đạo giáo xứ, doanh nghiệp hoặc các cộng đoàn tốt được nếu họ không lãnh đạo bản thân tốt. Một người sáng tạo hiệu quả sẽ hiểu rõ thế nào lãnh đạo bản thân.

2 Ti-mô-thê 1: 7 nói: “Vì Thiên Chúa ban cho chúng tôi thần khí không phải sợ hãi mà là quyền năng, tình yêu thương và sự tự chủ.”

    1. Phản hồi từ những người sáng tạo mở ra một cánh cửa giúp các nhà lãnh đạo lãnh đạo tốt hơn.

Một nội dung trong chương trình hôm đó là chúng tôi chia sẻ các kế hoạch tiếp thị sách, những công bố về giá trị của sách và các tiêu đề giới thiệu sách của chúng tôi. Sau khi chúng tôi trình bày, nhóm đưa ra phản hồi. Những phản hồi mà họ dành cho tôi là vô giá. Quan điểm sáng tạo của họ đã mở ra một chiều kích đánh giá mới mẻ mà tôi hiếm khi có được. ‘Tầm nhìn lãnh đạo hạn hẹp’ đôi khi có thể vô tình loại trừ ý kiến đóng góp mà chúng ta cần nghe từ những người không đảm nhận vai trò  lãnh đạo. Tôi ra về trong sự mệt mỏi, nhưng tràn đầy không chỉ những ý tưởng tiếp thị, mà còn cả cảm nhận về sự thúc bách trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn thông qua phản hồi độc đáo của họ.

Châm ngôn 19:20 nói, “Hãy lắng nghe lời khuyên, đón nhận lời nghiêm huấn, để sau này bạn được nên khôn.”

Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, hãy xem xét đề xuất này. Hãy làm quen với một số người sáng tạo trong hoặc ngoài giáo xứ hoặc công đoàn của bạn. Dành thời gian học hỏi về những gì họ làm và cách thức họ làm điều đó. Hỏi họ về việc trở thành một họa sĩ hay nhà điêu khắc hoặc nhạc sĩ hay nhà văn thì trông ra sao. Có thể bạn sẽ có được những thấu hiểu về cách làm thế nào để bạn có thể trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn, những thấu hiểu mà có thể bạn sẽ không có được từ các nhà lãnh đạo khác.

Trong các mối tương quan của ban, ai là người sáng tạo mà bạn có thể học hỏi từ họ?

Trong các mối tương quan của bạn, ai là người sáng tạo mà bạn có thể học hỏi từ họ?

 

Nguồn: https://leadlikejesus.com/blog/4-insights-about-leadership-i-learned-bunch-creatives