Sự Giới Hạn

0
1134

“Xin hãy kiên nhẫn với tôi. Tôi cần phải bước đi trên chính đôi chân tuyệt vời của mình” 

Mẹ tôi là một người khá bình tĩnh và kiên trì khi những người khác cố gắng hối thúc bà. bà luôn tập trung vào những thử thách khi di chuyển lên xuống cầu thang và lúc bước đi . Khi tôi vừa tròn 2 tuổi, thì mẹ tôi bị bại liệt, khiến cho một chân của bà trở nên yếu đi. Nó đã cướp mất đi cuộc sống năng động vốn dĩ mà mẹ tôi đã sống. Một phần cuộc sống của bà trong quá khứ như chơi bowling, đánh golf, và nhảy múa, cuộc sống mà tôi chưa bao giờ được chứng kiến. 

Mẹ tôi biết những giới hạn của mình. Bà biết điều gì làm mất đi sự cân bằng, điều khiến bà ngã xuống đất với một vết thương nghiêm trọng. Bà đã phải đối mặt với vô số thử thách về mặt thể chất trong suốt chín mươi bốn năm. Nhưng tôi đã chứng kiến được cảnh một người phụ nữ đã sống cho chính cuộc sống của mình bằng một phong cách tuyệt vời ngay cả khi bà chạm tới cùng đích của sự giới hạn.

Những thách thức luôn làm cho chúng ta trưởng thành hơn. Các vận động viên luôn nỗ lực hết mình để đạt được những thành tựu tốt nhất. Những nhạc công luôn rèn luyện kỹ năng kỹ thuật của họ để cải thiện và phát triển vốn tiết mục của họ. Học sinh cố gắng để đạt tới giấc mơ của họ và ngạc nhiên với chính bản thân khi họ thực hiện được giấc mơ của mình.

Chúng ta nên đặt ra thử thách cho bản thân mình, những đứa trẻ, nhân viên để họ làm tốt hơn, trở nên tốt hơn. Sư cố gắng sẽ biến những suy nghĩ tưởng như không thể thành có thể. Bằng lời động viên: “Tôi biết bạn có thể làm được!” chúng ta sẽ góp thêm cho họ niềm tin vào khả năng của chính họ.

Mặt trái của “sự theo đuổi giới hạn” này là sự tổn thương về tâm lý, kiệt sức và suy sụp tinh thần. Điều này thực sự rất quan trong đối với một nhà lãnh đạo như chúng ta để nhận ra được mối nguy hiểm này trong cuộc sống. Khi mà chi phí sức lực chúng ta bỏ ra để đẩy lùi những giới hạn đó lớn hơn những giá trị mà chúng ta đang cố gắng đạt được, thì chúng ta cần phải thực hiện tốt nhất bất cứ vấn đề thực tế nào mà chúng ta đang đối mặt. Việc nhận ra được khi nào cần phải chuyển việc theo đuổi các giới hạn thành việc chấp nhận những ranh giới này bằng một sự hiểu biết lành mạnh không phải lúc nào cũng rõ ràng. Điều này cần có những sự kiên trì cầu nguyện một cách đặc biệt từ sâu bên trong

Việc nhận ra được khi nào cần phải chuyển việc theo đuổi các giới hạn thành việc chấp nhận những ranh giới này bằng một sự hiểu biết lành mạnh không phải lúc nào cũng rõ ràng.

Đó chính là điều để chiến đấu chống lại với giới hạn của chính mình. Nhưng khi chúng ta đảm nhiệm vai trò là một nhà lãnh đạo, chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng, nhận được nhiều nhất từ đồng đội, nhân viên, học sinh, gia đình của chúng ta, thì chúng ta cần phải hiểu rõ hơn khi nào là thời điểm để tạo ra sự thúc đẩy. Chúng ta cần nhận ra giới hạn năng lực tiềm tàng của họ. Hy vọng rằng, khi chúng nhìn thấy họ qua đôi mắt của Chúa Giê-su, chúng ta sẽ nhận ra được dấu hiệu đau khổ trước khi chúng ta đòi hỏi quá nhiều. Mặc khác, nếu không có sự hiểu biết rõ ràng về quá khứ hoặc khả năng phục hồi thể chấ hay tâm lý của một ai đó, sự khuyến khích của chúng ta có thể đẩy họ vào ranh giới của sự tàn ác, của bóng tối.

Là những nhà lãnh đạo, tất cả chúng ta đã được kiểm tra sự giới hạn của mình bằng cách quyết tâm tạo ra các vấn đề cho chính bản thân. Chúa hiểu điều này. Ngài cũng có giới hạn của mình. Tất nhiên sức mạnh của Ngài là vô hạn. Nói cách khác, sự kiên nhẫn của Ngài là vô hạn, đặc biệt khi nói tới những người thử thách Ngài bằng sự chống đối. Mặc dù vậy, cũng giống như “Thiên Chúa nhận hậu và từ bi, hay chậm giận, giàu nhân nghĩa và trung tín” (trích Sách Xuất Hành 34, 6), chúng ta cũng nên tiết chế về phản ứng của mình đối với những người đang thử thách chúng ta. 

Chúa Giê-su biểu lộ cho chúng ta thấy được sự kiên nhẫn của Ngài khi Ngài xuống thế để cứu rỗi chúng ta, “Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cãi” (2 Phêrô 3, 9). Ngài không đặt bất kỳ giới hạn nào. Sự không giới hạn được tỏ bằng Tình Yêu hoặc Ân Sủng hoặc Sự Tha Thứ của Ngài. 

Và mặc khác chúng ta không nên đặt ra giới hạn của chính mình bằng cách sử dụng tối đa sự kiên nhẫn, tình yêu, ân sủng và sự tha thứ cho những người mà Ngài đã đặt vào cuộc sống của chúng ta, đặc biệt những người đang cảm thấy bị giới hạn bởi chính sự chọn lưa và cơ hội của chính bản thân họ. Hoặc những người đang bị ép vào giới hạn của họ. 

Thay vì tạo thêm căng thẳng, thì chúng ta có đặc ân tuyệt vời là làm con cái của Ngài để chia sẻ sự giàu có vô hạn, “sự giàu có vô biên” (Ê-Phê-Sô 3, 8), hãy đi cùng với Chúa Giê-su và cảm nhận được niềm vui vô hạn mà nó mang lại. 

Nguồn: https://www.leadlikejesus.com/blog/limits

Người dịch: Thoại Trúc